Lịch sử Giới_hạn_của_một_dãy

Nhà triết học Hy Lap Zeno xứ Elea nổi tiếng với việc hình thành những nghịch lý về giới hạn.

Leucippus, Democritos, Antiphon, EudoxusArchimedes phát triển phương pháp vét cạn (method of exhaustion), dùng chuỗi vô hạn xấp xỉ để xác định một diện tích hay thể tích. Archimedes đã thành công trong việc tính tổng một dạng dãy số gọi là chuỗi hình học.

Newton sử dụng dãy số trong những công trình Giải tích dãy vô hạn (Analysis with infinite series, viết năm 1669, lưu hành qua bản viết tay, xuất bản năm 1711), Phương pháp thông lượng (Method of Fluxions, viết năm 1671, xuất bản bằng tiếng Anh năm 1736, bản gốc Latin xuất bản muộn hơn) và Tractatus de Quadratura Curvarum (viết năm 1693, xuất bản năm 1704 và là phụ lục cho Optiks). Trong những tác phẩm sau này, Newton nghiên cứu khai triển nhị thức của ( x + o ) n {\displaystyle (x+o)^{n}} rồi tuyến tính hóa bằng cách lấy giới hạn (cho o → 0 {\displaystyle o\to 0} ).

Đến thế kỷ 18, các nhà toán học như Euler thành công trong việc tính tổng của một số chuỗi phân kỳ bằng cách dừng đúng lúc; họ không quan tâm liệu giới hạn có tồn tại hay không, miễn là nó tính được. Cuối thể kỷ 18, Lagrange trong Théorie des fonctions analytiques (1797) cho rằng sự thiếu tính chặt chẽ ngăn chặn sự phát triển của giải tích. Gauss trong quá trình nghiên cứu những dãy siêu hình học (1813) lần đầu tiên xem xét một cách chặt chẽ dưới những điều kiện nào thì một dãy số hội tụ đến một giới hạn.

Định nghĩa hiện đại của giới hạn (định nghĩa ( ε , δ ) {\displaystyle (\varepsilon ,\delta )} ) được đưa ra bởi Bernard Bolzano (Der binomische Lehrsatz, Prague năm 1816, ít được chú ý tại thời điểm đó) và Karl Weierstrass trong những năm 1870.